Nhồi máu cơ tim là gì? Những triệu chứng cảnh báo bệnh bạn cần biết

Nhồi máu cơ tim đã trở thành căn bệnh phổ biến tại Việt Nam. Hàng năm có hàng trăm nghìn bệnh nhân nhập viện vì nhồi máu cơ tim. Vậy bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Những triệu chứng cảnh báo bệnh nhồi máu cơ tim là gì? Theo dõi bài viết để có thêm kiến thức về bệnh nhé.

Nhồi máu cơ tim là bệnh gì?

Nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu, mô cơ tim sẽ bị chết gây nên cơn đau thắt ngực. Hiện tượng này làm cho máu không chảy đến nuôi được phần cơ tim và làm một phần cơ tim bị chết đi. 

Nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu
Nhồi máu cơ tim là tình trạng thiếu máu cơ tim kéo dài quá lâu – Ảnh minh họa: Internet

Cơ chế gây bệnh thường do mảng xơ vữa chứa chất béo bám trên thành mạch bị bong ra, làm lộ ra lớp thành mạch máu bị tổn thương. Lúc này tiểu cầu kết tụ lại ngay chỗ thành mạch đó và tạo nên cục máu đông gây bít tắc hoàn toàn lòng mạch máu

Tùy theo vị trí tắc mà mức độ tổn thương trầm trọng khác nhau. Các trường hợp bị tắc nhánh mạch máu nuôi nút tạo nhịp cho tim có thể làm người bệnh tử vong ngay lập tức vì rối loạn nhịp tim.

Nguyên nhân gây ra bệnh nhồi máu cơ tim

Những yếu tố dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành bao gồm:

– Tăng cholesterol: Một chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có thể thúc đẩy hình thành mảnh xơ vữa động mạch vành. Chất béo bão hòa có trong các sản phẩm từ sữa bao gồm bơ và phô mai. Những chất béo này có thể làm tắc nghẽn động mạch.

– Tăng huyết áp: Huyết áp càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao. Tăng huyết áp cao sẽ làm tổn thương động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

– Nồng độ triglycerid cao: Triglycerid sẽ đi khắp cơ thể, tới khi được dự trữ trong các tế bào mỡ. Tuy nhiên, một số triglycerid cũng có thể tồn đọng trong động mạch và thúc đẩy hình thành mảng xơ vữa.

– Đái tháo đường: Đây là tình trạng gây ra bởi lượng đường trong máu cao làm tổn thương các mạch máu. Cuối cùng dẫn đến bệnh mạch vành.

– Hút thuốc lá: Là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành và có thể dẫn đến các bệnh tim mạch khác.

– Tuổi tác: Nguy cơ mắc bệnh mạch vành sẽ tăng dần theo tuổi. Đàn ông có nguy cơ cao mắc bệnh này sau 45 tuổi và phụ nữ sau 55 tuổi.

Triệu chứng của bệnh 

Những triệu chứng thường gặp của bệnh nhồi máu cơ tim bao gồm: 

Triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim
Triệu chứng của bệnh nhồi máu cơ tim Ảnh minh họa: Internet

→ Đau thắt ngực, mức độ đau có thể dao động từ ít như kiểu đè nặng. Cảm giác nóng rát trước ngực trái đến đau nhiều như đau dữ dội giống dao đâm, siết chặt.

→ Đau có thể lan lên cổ, hàm dưới, vai trái, lưng, bụng hoặc cánh tay trái. Thời gian đau có thể kéo dài nhiều phút hoặc biến mất rồi lại xuất hiện.

→ Bệnh nhân còn có các triệu chứng: Khó thở; đổ mồ hôi; buồn nôn, nôn ói; lo lắng; ho; chóng mặt; tim đập nhanh.

Xem thêm

[HOT] Thực đơn giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh

Mùa nắng nóng nguy cơ đột quỵ ngày càng tăng cao và cách phòng tránh

Người bị nhồi máu cơ tim nên ăn gì?

Các chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng, trong chế độ ăn uống của người bị nhồi máu cơ tim không nên chỉ dựa vào một nhóm thực phẩm nhất định mà cần phải kết hợp với nhiều nhóm với nhau. 

Vậy người bệnh nên ăn gì? Người bệnh nên bổ sung bao gồm các loại thực phẩm tốt cho tim mạch, chẳng hạn như:

– Bổ sung đa dạng các loại trái cây tươi và rau xanh

– Ngũ cốc nguyên hạt

– Các sản phẩm từ sữa ít béo

– Thịt gia cầm và cá đã được sơ chế bỏ da

– Các loại đậu và hạt

– Ưu tiên sử dụng dầu thực vật.

Ngoài ra người bệnh bổ sung cá vào chế độ dinh dưỡng của mình. Cá là một trong những nguồn thực phẩm có chứa dinh dưỡng tốt cho người bị bệnh tim mạch. Đặc biệt là các loại cá có dầu chứa nhiều Axit béo omega-3.

Axit béo omega-3 chất này có khả năng giúp ngăn ngừa nguy cơ hình thành cục máu đông và các bệnh tim mạch. Một số loại cá tốt cho hệ tim mạch như cá hồi, cá ngừ, cá trích… 

Cách phòng bệnh nhồi máu cơ tim

Bệnh nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong bệnh cao. Người bệnh có thể phòng bệnh bằng cách sau:

Cách phòng bệnh hiệu quả
Cách phòng bệnh hiệu quả Ảnh minh họa: Internet

→ Chế độ dinh dưỡng: Người bệnh cần có chế độ ăn uống lành mạnh gồm ngũ cốc, rau, trái cây, thịt nạc. Nên giảm các thực phẩm trong chế độ ăn, bao gồm đường, chất béo – bão hòa. Chất béo chuyển hóa, giàu cholesterol.

→ Thể dục thể thao: Việc tập thể dục đều đặn trong tuần sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch. Nếu đã bị bệnh, nên trao đổi với bác sĩ trước để được tư vấn một chế độ luyện tập vừa sức và mang lại hiệu quả.

→ Không hút thuốc: Ngưng hút thuốc lá sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ cơn đau tim và cải thiện sức khỏe tim mạch và hô hấp. Cần tránh môi trường khiến bạn phải hút thuốc lá thụ động.

→ Đối với bệnh nhân đã mắc bệnh và đã can thiệp thay đổi lối sống tối ưu nhưng vẫn chưa kiểm soát được các yếu tố nguy cơ. Nên tuân thủ điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên  khoa tim mạch.

Trên đây là những kiến thức về bệnh nhồi máu cơ tim. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để ngăn ngừa đáng kể nguy cơ hình thành và tái phát bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!