[HOT] Thực đơn giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh

Càng có tuổi sức khỏe con người ngày càng yếu đi. Người già hệ miễn dịch bị suy giảm, cơ thể lão hóa không vận hàng được như xưa. Chính vì vậy chăm sóc khỏe cho người cao tuổi được xem là mối quan tâm hàng đầu. Dưới đây chúng tôi xin gửi tới quý bạn đọc thực đơn dinh dưỡng giúp người cao tuổi tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh. Cùng theo dõi nhé!

Tại sao phải chú ý đến sức khỏe người cao tuổi?

Người cao tuổi có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong đời sống xã hội. Họ vừa là kho kinh nghiệm, kiến thức vô giá của đất nước. Vừa là tấm gương sáng để các thế hệ trẻ noi theo. Vì vậy chăm sóc sức khỏe người cao tuổi là điều vô cùng cần thiết.

Khác hẳn với chế độ ăn của trẻ và người trưởng thành. Chế độ ăn của người cao tuổi có nhiều khác biệt. Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh với đầy đủ những dưỡng chất cần thiết sẽ giúp người cao tuổi cải thiện sức khỏe. Tăng sức đề kháng, phòng dịch bệnh.

Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi – Ảnh minh họa: Internet.

Ngoài ra, khi có thực đơn dinh dưỡng cân đối có thể giúp người cao tuổi ngăn ngừa các bệnh như tim mạch, huyết áp, tiểu đường… Bệnh vô cùng nguy hiểm đối với người già.

Ngoài ra cần cung cấp đầy đủ các vitamin và khoáng chất để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đặc biệt trong giai đoạn dịch bệnh Covid 19 đang hoành hành. Vì người già là đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và có nguy cơ tử vong cao nếu bị mắc Covid .

Xây dựng chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi

Để duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh, người cao tuổi cần tăng cường dinh dưỡng vào thực đơn hàng ngày. Chú ý các bữa ăn phải đảm bảo cung cấp đủ các vitamin, khoáng chất cần thiết như vitamin A, C, D, E… Đây là những chất quan trọng góp phần tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, phòng dịch bệnh.

Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi – Ảnh minh họa: Internet.

Chế độ dinh dưỡng tăng cường sức đề kháng cho người cao tuổi:

  • Những nhóm thực phẩm giàu chất bột từ cơm, bún, phở.
  • Thực phẩm giàu chất đạm từ thịt, cá, trứng, sữa.
  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như trái cây, rau, củ. Giúp cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Những thực phẩm chứa vitamin A như cà rốt, gan động vật, cà chua, cần tây… có tác dụng bảo vệ mắt. Chống quáng gà và các bệnh khô mắt, đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng. Bảo vệ niêm mạc và da tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa.

Kiểm soát khẩu phần ăn và tần suất các bữa ăn

Càng lớn tuổi, người già sẽ càng ít vận động hơn điều này khiến các chức năng của cơ quan và nhu cầu năng lượng sẽ giảm dần. Lúc này khả năng hấp thụ canxi, sắt cũng kém đi và quá trình tiêu hóa thức ăn cũng dài hơn.

Kiểm soát khẩu phần ăn và tần suất các bữa ăn của người cao tuổi
Kiểm soát khẩu phần ăn và tần suất các bữa ăn của người cao tuổi – Ảnh minh họa: Internet.

Vì vậy, khẩu phần ăn của người cao tuổi cần phải có sự cân đối giữa các nhóm thực phẩm như:

  • Tinh bột và chất béo: Mỗi bữa, người già chỉ nên bổ sung hàm lượng tinh bột ở mức vừa phải. Khoảng 1-2 bát cơm, đồng thời ăn nhiều rau xanh, củ quả để cung cấp thêm chất xơ cho cơ thể. Hạn chế các món xào rán từ mỡ động vật. Sử dụng chất béo chưa no như các loại dầu thực vật
  • Chất đạm: Người già thường dễ bị thiếu hụt đạm do khả năng tiêu hóa và hấp thụ kém. Dẫn đến tình trạng gầy yếu, trí nhớ kém, suy giảm hệ miễn dịch… Vì thế phải bổ sung những thực phẩm như thịt cá, trứng, sữa, vừng, lạc.
  • Vitamin và khoáng chất. Những loại vitamin B, C, D là những khoáng chất cần thiết cho cơ thể như sắt, canxi, kẽm để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Bổ sung sữa hàng ngày. Mỗi ngày, người gài nên uống ít nhất 1 ly sữa ít béo, ít đường để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Thường xuyên uống nhiều nước trong ngày, đảm bảo đủ lượng nước cơ thể cần. Một ngày bổ sung  2 -3 lít nước mỗi ngày để nuôi dưỡng, đào thải các chất thải trong cơ thể. 

Chú ý đến giấc ngủ

Đối với người cao tuổi ngoài việc chú trọng đến thực đơn dinh dưỡng hàng ngày còn phải quan tâm đến giấc ngủ. Ở người già tình trạng mất ngủ sẽ diễn ra thường xuyên. Vì thế người thân trong gia đình và bản thân người già cần lưu ý các giải pháp sau như:

  • Không kê gối cao khi nằm ngủ. Nên ngủ trong không gian yên tĩnh, ít ánh sáng.
  • Để hạn chế tình trạng thiếu máu não đột ngột. Đang nằm mà muốn ngồi dậy thì không nên nhấc đầu một cách đột ngột. Phải xoay đầu và nghiêng người lại, chống tay từ từ dậy.

Ngoài chế độ dinh dưỡng, người cao tuổi cần phải thường xuyên duy trì thói quen tập thể dục để nâng cao sức khỏe. Trên đây là một số gợi ý dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho người già. Hy vọng bài viết giúp bạn có thêm kiến thức để chăm sóc sức khỏe cho ông bà, bố mẹ mình nhé!