[Kiến thức] Tác hại của tia cực tím ảnh hưởng đến mắt như thế nào

Tia cực tím (tia UV) gây ảnh hưởng trực tiếp tới mắt dẫn đến tình trạng mờ, lòa nguy hiểm hơn là mù. Hiện nay do biến đổi khí hậu mà tia UV xuất hiện ngày càng nhiều khiến các bệnh về mắt có nguy cơ tăng cao hơn. Để hiểu hơn về tác hại của tia UV đến mắt, mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Tia cực tím ảnh hưởng gì đến mắt?

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, tia cực tím có dải sóng 400-100nm. Đây là loại bước sóng có tốc độ dài hơn tia X-quang. Nguyên nhân khiến các bệnh về mắt ngày càng gia tăng là do tầng ozon bị thủng và ngày càng lớn khiến cho trái đất phải hứng chịu càng nhiều tia UV.

Tia cực tím gây bỏng mắt, mờ, lòa nguy hiểm hơn là mù

Tia cực tím gây bỏng mắt, mờ, lòa nguy hiểm hơn là mù – Ảnh minh họa: Internet

Tia cực tím có thể gây bỏng mắt nếu như bạn đứng ngoài trời nắng trong thời gian dài mà không đeo kính râm hay che nắng. Triệu chứng bỏng mắt là nóng rát, cộm, ngứa mắt, mắt khô, chớp liên tục. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mờ, lòa, thậm chí là mù.

Ban đầu tia UV chỉ ảnh hưởng đến mi mắt, giác mạc của bạn sau bị nặng còn tác động đến thủy tinh thể và dẫn đến tình trạng đục thủy tinh thể. Phá hỏng tế bào nội mô của võng mạc và dẫn đến thoái hóa điểm vàng. 

Sau khi bị tia UVchiếu từ 6-15 giờ bạn sẽ bị giảm thị lực. Một thời gian sẽ có tình trạng như có dị tật ở trong mắt, chảy nước mắt, sợ ánh sáng. Trong trường hợp cơ thể tiếp xúc với ánh nắng nhiều lần trong thời gian dài. Tia UV gây các bệnh nghiêm trọng như suy hoại võng mạc, lòa mù mắt.

Cách xác định lượng tia UV nguy hiểm

− Thời gian trong ngày tia UV mạnh nhất vào buổi trưa, lúc này mặt trời mọc cao nhất trên bầu trời. Tia cực tím yếu hơn vào buổi sáng sớm và chiều tối.

− Tia UV mạnh nhất vào mùa hè, mạnh vào tháng 5 đến tháng 8. Và yếu hơn vào mùa xuân, thu, đông.

− Đám mây dày sẽ giúp chắn tia cực tím. Khi mây mỏng sẽ dễ dàng để phần lớn tia UV đi qua. Mây càng sậm màu thì tia UV càng ít. Nên cẩn thận khi ở dưới đám mây mỏng. Tuy đám mây mỏng không gây ra cảm giác nóng nhưng vẫn bị cháy nắng vì không chặn được tia cực tím.

− Bạn sẽ hấp thụ nhiều UV khi ở trên núi hơn là ở dưới mặt bằng. Nguyên nhân là do không khí trong và mỏng hơn.

Làm sao để tránh tia cực tím ảnh hưởng tới mắt

Cách tốt nhất để tránh tác hại của tia cực tím đối với mát là hạn chế tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tránh ra ngoài trong khoảng thời gian từ 10h30 đến 4 giờ chiều. Khoảng thời gian này có lượng tia UV nhiều nhất, vì thế bạn nên hạn chế tiếp xúc trực tiếp với mắt.

Sử dụng mũ rộng vành và kính râm thường xuyên bởi tia tử ngoại có quanh năm chứ không phải chỉ có vào mùa hè. Ngoài ra, giữ gìn sức khỏe đôi mắt bằng cách đeo kính chống tia UV khi ra đường.

Ngay cả khi trời râm hay nhiều mây bạn vẫn cần phải bảo vệ đôi mắt. Vì tia cực tím có thể xuyên qua mây mù gây hại cho bạn. Nên mua loại kính có gọng to và sát phía bên để ngăn được những tia sáng bên ngoài.

Cách bảo vệ mắt để tránh tia cực tím

Cách bảo vệ mắt để tránh tia cực tím  – Ảnh minh họa: Internet

Bạn không nên ăn nhiều đồ chua, ngọt, dầu mỡ. Nên bổ sung các loại rau giàu kali như rau mồng tơi, rau đay, rau ngót… Bạn cũng nên ăn các loại trái cây giàu vitamin như dâu, cam, táo, chuối… vừa tốt cho sức khỏe lại vừa bảo da và mắt.

Khi ra ngoài trời nắng, bạn nên sử dụng vải tối màu, dày. Loại áo màu xanh đậm, màu đen có khả năng biến đổi quang lượng tia cực tím thành nhiệt lượng. Chống nắng tốt hơn loại áo màu sáng.

Ngoài tác hại đến mắt, tia cực tím còn khiến cho sức khỏe bạn giảm sút, da nhanh bị lão hóa. Vì thế, chúng tôi khuyên bạn tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời càng nhiều càng tốt. 

Chúc bạn và gia đình luôn mạnh khỏe!